Anh có địa chỉ, tên tuổi như tất cả chúng ta, nhưng vì nhiều lý do tế nhị, tác giả đã không viết tên thật. Nhưng những câu chuyện “thật không thể tin được” về anh lại do một con người ‘rất thật’ theo chân anh nhiều năm viết ra: Đại tá Cao Hùng, nên độ tin cậy là khỏi cần bàn cãi…
Nhân vật chính trong câu chuyện tên khai sinh là Đ.V.T, gia đình hàng xóm thường gọi là T, T sinh ngày 8 tháng giêng năm Tân Hợi ( 1971) trong một gia đình nông dân đông anh em. Bố là Đ.V.H 61 tuổi mẹ là bà L.T.H 60 tuổi 9 tính đến năm(2003) ở thôn X, xã T, huyện K, tỉnh Quảng Nam. Theo mẹ T kể bà có mang đến tháng thứ 10 mới sinh T sinh ra lúc 10 giờ đêm, trong một cái bọc. Mẹ T xé bọc cho T ra thì T không khóc mà lại nhoẻn miệng cười. Sau hơn một giờ mới cất tiếng khóc. Trường hợp này là bình thường, không có gì là đặc biệt vì không hiếm những người mẹ sinh con trễ tháng, sinh trong bọc và cũng không hiếm những trường hợp sinh ra không khóc, bà mẹ phải phát vào mông mới khóc.
Được 3 tuổi, bố mẹ T làm giấy khoản nhờ ông ngoại nuôi. Ngôi nhà vợ chồng T đang ở hiện nay vốn là nhà của ông ngoại để lại, thuộc thôn B, xã M, huyện S, tỉnh H. Ông ngoại làm sao nuôi được cháu nhỏ? Vấn đề là ông ngoại có 5 người con gái, 4 người lấy chồng ở riêng còn bà N ở lại vừa phụng dưỡng ông vừa trông nom, nuôi dưỡng T từ ba tuổi cho đến lúc trưởng thành.
T phát triển bình thường như những đứa trẻ khác trong làng. T học đến lớp 9 rồi thôi học, ở nhà lao động vá buôn bán vặt giúp gia đình. Người T yêu quý nhất là ông ngoại vì ông là người thay mặt bố mẹ T cưu mang T từ tuổi ấu thơ đến lúc nên người. Lúc ông ngoại qua đời khỏi phải nói T đau thương đến mức nào!
Có một chi tiết hơi đặc biệt và cũng là chuyện lạ có thể viết ra đây: T không xưng hô với bố mẹ là cha, mẹ mà chỉ gọi bằng thứ. Bố T thứ năm nên T gọi bằng năm. Mẹ thì gọi bằng Bốn. Hỏi thì T trả lời: Bố mẹ T chỉ sinh thể xác T, phần còn lại ( phần linh hồn) T thuộc về một thế giới khác.
Việc T lấy vợi, theo T kể là để làm vui lòng gia đình chứ T không thích người khác giới. T chưa từng yêu hay có tình cảm với một phụ nữ nào, kể cả vợ. Tuy vậy, cái gì phải đến đã đến theo quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vợ T đã sinh cho T 2 cháu gái cùng một lúc ( sinh đôi). Hai cháu năm nay đã lớn, khỏe mạnh, vợ T làm ruộng, chăn nuôi và chạy chợ lúc nông nhàn.
Những chuyện lạ từ nhân vật này bắt đầu từ năm 1996. Từ lúc thôi học, là một thanh niên khỏe mạnh ở nông thôn, gặp việc gì T cũng làm. Ai nhờ việc gì T cũng giúp như đào mương, đắp nến nhà, cuốc vườn.
Ai nhờ việc gì T cũng giúp (ảnh minh họa)
Và vào một buổi sáng mùa thu năm ấy, T dùng xe ba gác kéo đất đắp nền nhà cho một gia đình như đãtừng làm cho một số gia đình khác. Kéo được mất xe, đến xe tiếp theo, mới nửa đườnng, bỗng nhiên T bỏ xe đất, chẳng nói chẳng rằng chạy thẳng một mạch về nhà tọa thiền trước bàn thờ gia tiên suốt 3 ngày, 3 đêm, không ăn, không ngủ. Người nhà hỏi gì cũng không nói. Ngồi kiết già ( kiểu ngồi hoa sen) triền miên như một pho tượng gỗ.
Thấy chuyện lạ, cả nhà hốt hoảng chẳng hiểu đầu đuôi ra sao. Người thì bảo T bị ma làm, người thì bảo T mắc bệnh tâm thần. Mặc cho ai nói gì thì nói, T vẫn yên lặng, tập trung tinh thần hướng về cõi vô định mênh mông. Cho đến khi ông H bố T lo lắng bảo người nhà đi thuê ô tô chở để đưa T đi bệnh viện chứ kiểu này là nó đaunặng lắm rồi!
Nghe vậy, sau ba ngày đêm, lần đầu tiên T mở miệng nói: “Năm dẹp cái chuyện thuê xe đưa tôi vào bệnh viện đi! Tôi không đau ốm gì đâu!”. Ông H nó : “Không đi bệnh viện cũng được nhưng con phải ăn uống gì chứ! Ba ngày rồi, ngồi mãi chịu sao nổi!”. Nói xong ông thúc người đi dọn cơm cho T ăn.
Cơm dọn xong, T buộc phải ngồi vào mâm cơm thì chuyện lạ lại xảy ra. Khi T một tay bưng bát cơm, một tay cầm đũa định đưa bát cơm lên miệng, nửa chừng bổng cà bát cơm và đũa đều rơi tung tóe xuống bàn. T đứng dạy nói: “Trên bảo từ nay trở về sau không được ăn cơm mà chỉ ăn rau, hoa quả thôi!”. Cả nhà ai cũng trớ mắt ngạc nhiên.
Từ sự khởi đầu lạ lùng đó cho đến ngày nay đã 8 năm (2006) , T chỉ ăn độc có rau, thỉnh thoảng có ăn hoa quả nhưng rất ít. Anh em chúng tôi đã chung sống với T nhiều lần, nhiều ngày nhưng chưa bao giời thấy T ăn thứ gì khác. Các loại rau như rau muống, rau cải, rau đắng, rau diếp…luộc hoặc xào dầu T đều ăn được. Cơm, bánh mì, bánh ngọt, kẹo các loại đều không ăn. Thấy T luôn khỏe mạnh, cơ bắp nở nang rắn chắc như gỗ nhiều người không tin. Coi chứng anh ta có ăn lén về ban đêm. Chúng tôi đảm bảo điếu đó tuyệt nhiên không có. Về ăn của anh chàng này có một điểm rất đặc biệt là rất thích ăn hoa vạn thọ sống, mà hoa vạn thọ thì ở tỉnh H rất nhiều. Người nhà kể lại, có lần hàng thánh liền, anh ta chỉ ăn đọc hoa vạn thọ, ngoài ra không ăn rau quả gì khác.
T rất thích ăn hoa vạn thọ sống
Thấy nhiều năm rồi T vẫn ăn như vậy chúng tôi rất lo cho sức khỏe của T. Anh ta chỉ cười: “Anh em không phải lo chuyện đó. Anh em không biết chứ ăn rau mà hôm nào ăn hơi nhiều một chút là trong người thấy mệt lắm, không ăn người lại khỏe! Lúc nào luyện thành công thì rau cũng không ăn nữa mà chỉ sống bằng không khí”.
Về uống, T chỉ uống nước dừa. Gần đây, không có dừa T uống nước khoáng đóng chai hoặc uống một thứ nước gì đó do T pha chế có chanh, một ít đường và bột thuốc bắc tự chế mà uống rất ít. Ngoài ra tuyệt nhiên không uống nước gì khác kể cả các loại nước ngọt, chè, cà phê. Nước dừa uống trong quả, rót ra cóc không uống. Nước khoáng đóng chai cũng vậy. Chai để nguyên niêm đưa cho anh ta, mở nắp rồi không uống. Giữa mùa hè nóng bức đi đường với T, anh em hết ăn lại uống nhưng với T đi cả ngày không uống cũng không ăn, Đặc biệt vào những ngày 30, 1,14,15 âm lịch T hoàn toàn nhịn ăn. Đặc biệt nữa là từ lần đầu rơi bát, đũa, T không cầm đũa được nữa mà chỉ ăn bốc. Mỗi lần đi ra ngoài năm bữa nửa tháng, anh em muốn mời T ăn phải sắm nồi xong, bát riêng vì T không ăn những thứ nấu đồ mặn của gia đình.
Vế mặc, đồ với T cũng là một chuyện lạ. Mùa đông lạnh lẽo, anh ta chỉ mặc phong phanh một chiếc áo sơ mi và áo khoác. Ngược lại mùa hè nóng bức, đi đâu T sáu lớp quần áo căng cứng người. Anh ta không tắm như người thường mà mỗi lần muốn tắm, cởi quần áo ngoài, ngồi thiền vận công cho mồi hôi toát ra rồi lấy khăn lau. Như vậy là tắm xong. Tuy vậy, người T vẫn sạch sẽ không hôi hám gì. Lâu lâu, T có tắm bằng nước nhưng chỉ thi thoảng.
Về ngủ, gần như nhân vật này không ngủ hoặc có thể nói là ngủ rất ít. Ban đêm, trong khi mọi người ngủ, T ra ngoài trời tập luyện tháng này, sang tháng khác, thường xuyên như vậy. Tập luyện với ai, tập như thế nào không ai biết. Hỏi thì T nói tập với thầy, nhưng không được nói vì thiên cơ bất khả lộ. Một điều chắc chắn là T không có thầy đời trần . 5 giờ sáng T mới vào nhà, thiền định cho đến 12 giờ trưa.
Về quan hệ vợ chồng, từ ngày không còn ăn cơm đến nay, T không còn sinh hoạt trong quan hệ với vợi mà chỉ coi vợ là người giúp việc, lo toan gia đình. Anh nói thẳng với vợ là từ nay T không còn làm chồng được nữa, cô có thể tự do đi lấy người khác. Tuy rất buồn, khổ nhưng vợ T nhất quyết ở lại với T lo làm ăn, nuôi con khôn lớn.
T là một người tương đối đẹp trai, thân thể tráng kiện lại có nhiều tài năng nên một số cô dem lòng thương trộm nhớ thầm nhưng chỉ là vô vọng, chỉ là một thứ tình yêu đơn phương. T có biết nhưng không quan tâm. Nói với anh ta chuyện này, anh ta chỉ cười và nói: “Đó là chuyện của người ta, không phải chuyện của mình, chẳng có liên quan gì đến mình!”
Những sinh hoạt thường ngày của nhân vật này không giống sinh hoạt đời thường của con người. Có người đặt câu hỏi phải chăng anh chàng này lập dị để cho khác với mọi người. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy không phải lập dị mà có thể do những nhu cầu đặc biệt nào đó của cơ thể, cả thể xác lẫn tinh thần, ý thức, nhằm phục vụ cho một mục đích mà T đang theo đuổi.
Đã là con người thì từ những bậc quyền quý cao sang, đến người dân thường ai cũng có những ham muốn nhất định – đây chỉ nói có những ham muốn chính đáng. Ăn uống phải đủ, phải ngon. Ngủ phải say phải ngon giấc. Tắm rửa thường xuyên cho cơ thể sạch sẻ, khỏe mạnh. Mặc phải đẹp, mùa hè mặc mát, mùa đông mặc ấm. Sinh hoạt vợ chồng bình thường, bảo đảm quân bình âm dương, sảng khoái, không bệnh tật v.v. Con người ai cũng có nhu cầu và ham muốn chính đáng đó trong sinh hoạt đời thường. Riêng với T là không có. Ăn uống như T còn gì là ngon. Ngủ như T lấy đâu được đầy giấc. Tắm rửa như T làm sao thoải mái. Chuyện cai vợ, tiết dục làm mất quân bình âm dương, và v.v…
Có thể nói T không có những ham muốn đời trần.
Trong sinh hoạt đời thường, chúng tôi muốn nhấn mạnh một vấn đề là tiền. Tiền nói riêng, tiền của, vật chất nói chung. Từ thời thượng cổ đến thời hiện tại, tiền là phương tiện giao lưu phục vụ cuộc sống con người và trong mọi quan hệ xã hội. Có tiền là có tất cả. Chính con người đã sáng tạo ra đồng tiền và sử dụng nó để phục vụ cuộc sống cho từng cá nhân, gia đình, từng quốc gia, dân tộc và cả nhân loại. Ở đây chỉ nói đến đồng tiền chân chính không nói đến khía cạnh đồng tiền bất minh, bất chính. Lao động là làm đủ thứ nghề để kiếp ra tiền. Người có nhiều tiền muốn có nhiều tiền hơn. Người nghèo khổ không có tiền lo ngày lo đêm, lao động cật lực, chay vạy để có tiền cho cuộc sống đỡ khổ. Xưa nay chỉ có người ham tiền, “càng nhiều càng ít” chứ chẳng có ai chê tiền, không cần đến tiền. Quy luật tự nhiên, quy luật xã hội đều như vậy. Nói cách khác tiền là cuộc sống.
Vậy có chuyện lạ là nhân vật chính trong câu chuyện này chẳng mấy quan tâm đến tiền. Nó ra rất khó tin nhưng lại là chuyện có thật. Khi viết những dòng này, chúng tôi đã nghiên cứu rất thận trọng, theo dõi trong nhiều năm và có nhiều chứng minh thực tế.
Trước hết là chuyện chữa bệnh không lấy tiền. Ở đây chúng tôi chỉ nói đến góc độ tiền, chưa nói đến khả năng chữa bệnh. Suốt 8 năm qua, T đã chữa cho hàng ngàn bệnh nhân chưa bao giờ lấy tiền của ai, kể cả những căn bệnh thập tử nhất sinh. Chữa ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tư nhân Tây y, Đông y đều phải có tiền, tiền khám bệnh, tiền thuốc, mà nông dân nghèo lấy đâu ra tiền! Riêng chuyện chữa bệnh không lấy tiền đã htu hút rất nhiều bệnh nhân đến với T.
Chúng tôi chứng khiến nhiều trường hợp T giúp người bệnh nặng thoát khỏi cái chết. Khỏi bệnh rồi, biết T không nhận tiền, người bệnh và gia đình lúng túng không biết làm thế nào để đền ơn người chữa cho mình. Có thể nêu vài ví dụ điển hình.
Anh Bùi Thanh Tùng ở Kế Xuyên bị bệnh viêm khớp teo cơ, bệnh viện cho về chờ chết. T chữa 19 ngày hoàn toàn khỏi bệnh. Vợ chồng bàn nhau thấy nhà T quá nghèo, không có gì ngoài cái bàn và bộ phản gỗ, liền đi mua một chiếc ti vi 21 in mang đến biếu. T bảo : “ Tôi không lấy tiền kể cả quà biếu vì đó cũng là tiền. Anh chị mang về, nếu không, về nhà đau lại, tôi không giúp nữa đâu!”. Nghe thế, vợ chồng sợ quá đành mang về nhưng vẫn chưa yên lòng. Thấy chỗ T nằm kê bằng hai chiếc băng, khổ quá, vợ chổng đi mua một chiệc giường xếp bằng bố, thừa lúc T không có nhà đem đặt vào chỗ hai chiếc băng. T về, vợ chồng phải năn nỉ mãi T mới chịu cho để lại có tính chất kỷ niệm .
Một trường hợp khác, một bệnh nhân nặng được chữa khỏi mang đến một chiếc xe máy mới T không nhận. Nói mãi, cuối cùng, T xin chiếc chìa khóa xe nhận tượng trưng còn xe phải mang về. Và còn nhiều, nhiều nữa: bệnh nhân đến phần nhiều chỉ mang hoa quả trái cây đặt lên bàn thờ gia tiên. Có người bảo T không lấy tiền của ai nhưng bệnh nhân có đưa tiền cho vợ T. Điểm này cần bàn rõ. Thấy vợ T phải nuôi hai con mà quá nghèo, thỉnh thoảng bệnh nhân cho các cháu ít tiền hoặc quần áo. Lần nào T cũng biết. Cho các cháu năm, mười ngàn T cho qua nhưng nhiều hơn, T bắt vợ phải trả lại. Có trường hợp một bệnh nhân đền ơn T dưới dạng lén đưa tiền cho vợ. T không nhìn thấy nhưng biết ngay bắt vợ phải lập tức mang trả lại và cấm vợ tuyệt đối không được làm thế.
Một số việt kiều ở Mỹ, Ca-na-da vế nước thấy T có nhiều tài năng nhưng quá nghèo gửi cho T hàng nghìn đô la nhưng T đều gửi trả lại. Anh em bảo cậu cứ nhận rồi giúp các quỷ từ thiện có hơn không! T bảo làm vậy là mình có nhận tiền. Còn việc mình có làm từ thiện hay không ai biết được. Tốt nhất là không nhận.
Trong người T không lúc nào có tiền. Chúng tôi thỉnh thoảng lén kiểm tra chiếc ví chỉ thấy có giấy tờ chứ không có tiền. Khi cần mua xăng hay mua vế tàu, xe T bảo vợ đưa, ngoài ra không tiêu việc gì khác.
(Còn tiếp Phần 2 ) Ảnh internet