Nhắc đến chế độ ăn có ‘đường’, nhiều người sẽ từ chối vì sợ những tác hại xấu cho cơ thể. Thực tế thì đường là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì sức khỏe dẻo dai, chỉ cần chúng ta sử dụng một lượng đường phù hợp.
Dưới đây là một số quan niệm sai lầm khi ăn đường chúng ta vẫn thường mắc phải:
1. Muốn ăn kiêng thì bạn phải cắt bỏ đường hoàn toàn
Vì đường có liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, nhiều người cố gắng cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn kiêng. Đó là điều không cần thiết. Ăn một lượng đường hợp lý sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và không gây ra bệnh tật nào cả. FDA khuyến cáo nên hạn chế lượng đường dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày của bạn (tức là khoảng 12,5 muỗng cà phê mỗi ngày). Lưu ý rằng bạn có thể ăn đường từ nhiều nguồn khác nhau, một trong số đó là nguồn trái cây tự nhiên, vừa cấp ẩm, giàu dinh dưỡng, vừa có đường.
2. Loại đường này tốt hơn loại đường khác
Bạn đang bối rối không biết nên sử dụng đường trắng hay đường nâu hay mật ong? Sự thật là tất cả các loại đường này đều chứa nhiều calo và cơ thể sẽ biến chúng thành glucose. Với nhu cầu đặc biệt như muốn giảm cân hoặc điều chỉnh lượng đường trong máu, bạn nên dùng đường tự nhiên. Ngoài ra thì mật ong là nguồn đường tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều cách ứng dụng nhất trong đời sống, làm đẹp, sức khỏe.
3. Đồ ăn có đường sẽ có vị ngọt
Nếu bạn nghĩ mình không ăn kẹo, không ăn bánh ngọt tức là cơ thể đang không nạp một chút đường nào thì bạn đã nhầm. Sự thật là các loại thực phẩm không có vị ngọt như nước sốt, súp, thực phẩm ít béo có thể chứa lượng đường rất cao. Việc cần làm là bạn phải đọc nhãn hướng dẫn và thành phần trước khi ăn để đảm bảo không vô tình tiêu thụ lượng đường dư thừa.
4. Thực phẩm có nhãn ‘không đường’ sẽ tốt cho sức khỏe hơn
Kể cả khi muốn đẩy nhanh quá trình giảm cân thì bạn cũng không nên mua hàng loạt thực phẩm có nhãn dán ‘không đường’. Những thực phẩm này có thể chứa một lượng lớn natri, chất béo và chất ngọt nhân tạo. Nếu có thể, bạn nên đến những cửa hàng tự nuôi trồng thực phẩm để đảm bảo không có các thành phần ẩn.
5. Ăn chế độ không đường thì phải ‘tuyệt giao’ với trái cây
Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ nhắc nhở phải ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin. Tuy nhiên trong trái cây có lượng đường cao hơn cả thực phẩm thông thường. Vậy nếu muốn giảm cân, chúng ta phải loại trái cây ra khỏi chế độ ăn? Điều này là hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trái cây có nhiều đường nhưng cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin. Hầu hết mọi người đều cảm thấy no sau khi ăn một quả táo lớn (chỉ chứa 13 gram fructose). Trong khi đó một chai coca có 30 gram fructose và không hề có giá trị dinh dưỡng. Thậm chí ăn trái cây mỗi ngày có thể làm giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tim. Người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn tất cả các loại trái cây với một lượng thích hợp.
- Đường làm trẻ em trở nên hiếu động quá mức
Hỏi bất kỳ phụ huynh nào họ cũng sẽ nói sau khi cho lũ trẻ ăn bánh kẹo ngọt, chúng sẽ trở nên hiếu động bất thường. Điều này không đúng sự thật. Đường không gây ảnh hưởng gì đến hành vi của trẻ em.
Minh Minh