“Lối tắt” dẫn đến thành công là hành động giống những người bạn ngưỡng mộ: Hãy tư duy đúng đắn và tuyệt đối tránh 9 điều mà các CEO không bao giờ làm
Những người thành công như các CEO nắm rất rõ cách tư duy đúng đắn và hành động chuẩn xác để có được thành công mà ai cũng mong muốn. Điều đó cần phải mất thời gian, công sức và cần có kinh nghiệm. Nếu bạn muốn có được thành quả như họ, trước hết phải học cách tránh tuyệt đối 9 sai lầm này:
Để cái tôi cản trở công việc
Một sai lầm mà mọi người thường mắc phải trong công việc là các CEO không cho phép cái tôi cản trở tiến trình hoàn thành của một nhiệm vụ hoặc một dự án. Richard Wang, CEO của Coding Dojo nói rằng hầu hết mỗi người đều có bộ não và tự điều khiển nó, nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn luôn đúng.
“Đôi khi họ không chịu thừa nhận rằng họ ‘sai’ do kiến thức và kinh nghiệm về chủ đề thảo luận”, ông nói. Điều này có thể ngăn cản mọi người nhìn thấy các giải pháp khả thi khác phù hợp hơn.
Không chịu trách nhiệm cho quyết định của mình
Loại bỏ những từ “nên có”, “sẽ có”, “có thể có” ra khỏi từ vựng của bạn. Theo Kiana Pan, giám đốc Dịch vụ Nghề nghiệp của Công ty Giáo dục mã hóa Quốc gia Coding Dojo nói rằng không chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân là việc mà các CEO không bao giờ làm trong công việc.
“Hãy chịu trách nhiệm cho sự vĩ đại, và cả những thất bại của bạn, luôn dành 100% cho công việc của bạn và các mục tiêu của công ty. Cuối cùng, mọi thứ đều phụ thuộc và tùy thuộc vào bạn để tạo ra kết quả mong muốn”, theo bà Pan. Bà không nói rằng bạn không bao giờ được phạm sai lầm, nhưng khi mắc lỗi, bạn phải nắm bắt và phải tận dụng nó để phát triển.
Thường nói rằng “đó không phải là công việc của tôi”
Nếu muốn đi bước đi của một CEO tương lai, bạn cần phải nói chuyện như một CEO. Một câu mà nhiều người thường nói khi làm việc mà các CEO thì không là: “Đó không phải là việc của tôi”.
Theo Caroline Stokes, giám đốc điều hành của cơ quan tài năng Forward Co, khi một người nào đó trong công ty tham gia sâu vào một lĩnh vực kinh doanh và làm tốt điều đó, họ không thể có một cái nhìn chiến lược rộng lớn như các CEO. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải hiểu rằng bạn đang kết nối với người khác trong công việc. Mặc dù việc nào đó có thể không phải “công việc của bạn”, nhưng bạn cần phải xem công việc của mình tác động đến toàn bộ như thế nào.
Chỉ làm việc với người nói “đồng ý”
Khả năng phản biện rất quan trọng để thành công trong công việc. Các CEO sẽ không thích làm việc với những người luôn đồng ý với ý kiến của người khác.
Xung quanh bạn là những người thông minh hơn bạn hoặc những người có thể đóng góp những quan điểm khác về một chủ đề. Không chia sẻ quan điểm của mình là một trong những cách khiến bạn trở thành người đồng nghiệp khó chịu nhất.
Làm việc cảm tính
Tin tưởng vào bản thân là cần thiết cho một số lựa chọn nghề nghiệp, nhưng đó không phải cơ sở cho các quyết định của bạn. Thay vào đó, Wang nói rằng các CEO xem xét và kiểm tra giữ liệu thay vì chỉ dựa vào cảm xúc hay linh cảm.
“Không bao giờ sử dụng một điểm dữ liệu duy nhất như một ‘nguồn của sự thật’. Và nếu dữ liệu và giả thuyết của bạn mâu thuẫn với nhau, dữ liệu thường là chính xác, vì vậy bạn cần điều chỉnh lại giả thuyết của mình và kiểm tra lại”. Các CEO luôn nhớ các kế hoạch và ý tưởng không cố định, vì vậy đừng sợ thay đổi. Suy nghĩ về chiến thắng và thất bại của mình là việc mà những người thành công làm vào cuối ngày làm việc của họ.
Cạnh tranh với đồng nghiệp
Theo Wang, thay vì hợp tác, nơi làm việc ngày càng cạnh tranh hơn. Các CEO không xem đồng nghiệp của mình là đối thủ cạnh tranh. “Tôi tin chắc rằng ‘nguyên tắc vàng’ đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử là cách sống và làm việc hiệu quả nhất”, ông Wang nói. “Khiêm tốn, tôn trọng và hợp tác sẽ đi xa hơn nhiều so với việc nếu bạn chỉ tập trung vào cá nhân, một sự thành công chuyên nghiệp”. CEO biết rằng gậy ông đập lưng ông nên họ sẽ làm những điều thực sự tốt đẹp cho nhân viên của họ.
Hành động vội vàng trước khi suy nghĩ kỹ
Phản ứng bốc đồng hoặc vội đi đến kết luận trong công việc là một sai lầm lớn. Đáp ứng với các phản ứng giật đầu gối vì nhầm lẫn hoặc đưa ra quyết định tồi tệ trong công việc, Pan nói. Nếu muốn trở thành CEO một ngày nào đó, bạn sẽ cần suy nghĩ trước khi hành động và nghĩ một chút về những gì bạn mặc khi đi phỏng vấn xin việc.
Không giao tiếp
Kelly Donovan, hiệu trưởng của Kelly Donovan & Associates, một công ty cửa hàng phục vụ cho những người tìm việc điều hành trên khắp nước Mỹ cho biết, một mẹo nhỏ cần nhớ đó là giao tiếp là điều cần thiết, đặc biết đối vối những người lần đầu tiên đóng vai trò giám sát hoặc quản lý.
“Khách hàng của tôi, những người đã thăng tiến thành công vào vị trí CEO đã làm một việc đặc biệt là giúp các thành viên trong nhóm nắm lấy sự thay đổi. Họ giao tiếp một cách minh bạch và tìm đầu dưới từ cấp dưới”, chuyên gia Donovan nói.
Giao tiếp hiệu quả là một thách thức, nhưng cũng là công cụ tuyệt vời để bạn tìm kiếm thành công.
Chỉ kết nối khi bạn đang tìm việc
Những người khao khát trở thành CEO không bao giờ để mạng lưới chuyên nghiệp của mình tan rã hoặc chậm lại. Điều này bao gồm kết nối với các đồng nghiệp tại nơi làm việc. Giữ mối quan hệ với các nhà tuyển dụng và các giám đốc điều hành khác bên ngoài văn phòng thậm chí còn quan trọng hơn.
Duy trì kết nối của bạn còn rất quan trọng dẫn đến thành công cho các cơ hội trong tương lai, Donovan nói. Kết nối không phải hoạt động chỉ để kiếm công việc ngay lập tức. Giữ liên lạc với các mối quan hệ của bạn theo thời gian và hồi đáp các cuộc gọi điện thoại của những người liên quan đến công việc, cuộc sống. Một thời điểm không ngờ nào đó, họ có thể trở thành nhân tố quan trọng quyết định thành bại trong công việc của bạn.
Theo RD – Trần Ngọc – Theo Trí thức trẻ