Thật ra, nhiều người cứ mãi không đạt được thành công không phải vì họ không đủ năng lực, mà là chưa đủ cố gắng.
Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn bản thân thành công và làm được những chuyện vĩ đại. Nhưng ” nhiều khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước” nếu bạn không có đủ năng lực và biết nắm bắt cơ hội. Thành công không chỉ xuất phát từ tiền tài vật chất mà còn đòi hỏi chính bạn phải có những năng lực để nắm giữ và phát huy nó.
Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện những người có thể làm được chuyện lớn đều sở hữu 8 năng lực sau đây:
1. Làm việc có quá trình, tiến độ và nắm bắt được kết quả
Người có thể làm chuyện lớn luôn đòi hỏi sự đáng tin cậy.
Thứ được gọi đáng tin cậy chính là bất kể làm chuyện gì và kết quả ra sao cũng phải có quá trình, nắm bắt chi tiết và dự đoán được thành quả. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của người có thể làm nên kỳ tích.
Một ví dụ điển hình cho người không đáng tin cậy trong môi trường công việc: Họ chỉ làm việc “bằng miệng” mà không hành động. Bạn hỏi họ tiến độ công việc thế nào, họ chỉ có thể ấp a ấp úng trả lời, thậm chí còn chưa hề bắt đầu thực hiện.
Một trường hợp khác đó là: Kiểu người chỉ cắm đầu làm việc, không biết cách nắm bắt và báo cáo tiến trình. Vốn dĩ có thể làm ra thành tích, nhưng vì không hiểu quá trình nên vẫn không được công nhận.
Vì vậy, người đáng tin cậy phải vừa làm tốt nhiệm vụ được giao, vừa có năng lực báo cáo tiến độ, nếu không tài năng sẽ bị chôn vùi vô ích.
2. Nói được làm được. Không bao giờ mượn lý do để giảo biện
Người có thể làm chuyện lớn là kiểu người có tư duy hành động điển hình, nói được làm được. Họ không ngừng nâng cao bản thân từ quá trình làm việc, cho dù tiến độ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân khách quan thì lập tức chủ động khắc phục, không bao giờ viện lý do để đổ lỗi hoặc thoái thác nhiệm vụ.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người chỉ biết nói mà không biết làm. Đây cũng là trong những nguyên nhân khiến họ không thể làm được chuyện trọng đại. Nếu không thể rèn luyện được thói quen “nói đi đôi với hành” thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đáng lẽ ra thuộc về mình.
Nói được làm được chính là điều kiện tiên quyết để trở thành người làm chuyện lớn. Không sở hữu khả năng này thì dù có nhiều năng lực khác đi nữa thì cũng trở nên vô dụng.
- Không sợ thất bại, dám thử sức
Sau khi trải nghiệm được nhiều thứ, chúng ta sẽ biết bản thân muốn gì, sau đó mới bắt đầu dốc sức thực hiện. Đồng thời, chúng ta phải tập trung vào lĩnh vực sở trường để phát triển bản thân và tạo nên thành tích.
Nhiều người vẫn còn đang lạc lối vì họ chưa thể tìm được mục tiêu của đời mình. Hay nói đúng hơn, họ trải nghiệm và thử sức chưa đủ nhiều, học nhiều nhưng thực hành không được bao nhiêu.
Bạn có thể tự vạch ra kế hoạch trải nghiệm cho bản thân. Ví dụ như dành 1-2 năm để thử sức với lĩnh vực bất kỳ, sau đó mới ra quyết định và bắt đầu tập trung vào thứ mình yêu thích.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất không phải làm nhiều thì sẽ thành công, mà là làm một việc phải đến nơi đến chốn, hoàn thành một cách xuất sắc nhất.
4. Chấp nhận cực khổ cho học tập, đám đầu tư cho bản thân
Người có thể làm chuyện lớn không nhất thiết phải chịu những khổ cực trong cuộc sống, nhưng chắc chắn phải chịu đựng được những khó khăn trên con đường mưu cầu học vấn và kinh nghiệm.
Trong xã hội, nhiều người thà rằng chịu cơ chịu cực kiếm tiền chứ nhất quyết không học tập để nâng cao năng lực của bản thân. Kiểu người này thường có cái nhìn hạn hẹp, không biết “nhìn xa trông rộng”, không thể làm nên kỳ tích để đời.
5. Khát vọng thành công mạnh mẽ
Thật ra, nhiều người cứ mãi không đạt được thành công không phải vì họ không đủ năng lực, mà là chưa đủ cố gắng.
Họ đã quá dễ dãi với chính mình, chỉ phấn đấu đến 60% rồi chán nản từ bỏ. Thế nhưng có lẽ họ chưa nhận ra, chỉ cần tự ép bản thân và khuôn khổ thì mọi chuyện sẽ khác hẳn. Khó khăn bước đầu nhưng về sau sẽ nhẹ nhàng dần.
Sự khởi đầu lúc nào cũng đòi hỏi bạn bỏ ra nhiều thời gian và công sức, nhưng một khi đã vượt qua cửa ải này thì tiến độ sẽ phát triển đến mức bạn không thể ngờ được.
6. Biết rõ năng lực của bản thân, kiên trì đến cùng để đón nhận kết quả
Một khi đã bắt đầu chuyện gì thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu. Vấn đề ở đây chính là thời gian.
Người có thể làm chuyện lớn sẽ tìm ra được vấn đề phát sinh từ kết quả nhận được để từ đó tối ưu hóa chi tiết và quá trình để thực hiện xuất sắc hơn.
7. Dám bước ra khỏi vùng an toàn để không ngừng học tập điều mới
Bỏ thời gian để đầu tư cho những việc “chất lượng cao” như độc quyển sách mới, học thêm kỹ năng mới,…bao giờ cũng có lợi hơn tiêu tốn thời gian cho vui chơi giải trí.
Con người để bản thân thoải mái trong vùng an toàn quá lâu sẽ nảy sinh trạng thái trì trệ với mọi thứ. Điều này khiến bạn bước lùi trong xã hội đang không ngừng tiến bộ.
Bạn muốn trưởng thành thì phải biết chủ động học hỏi, nhận thức được điểm yếu của chính mình để tìm hướng khắc phục.
(Nguồn: Zhihu)-Theo Phan-Pháp luật và bạn đọc