Khi bạn vấp ngã hoặc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong công việc, hãy nhớ kỹ lời tôi.
Bài viết là lời tâm sự của ông Tống, 62 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Sau khi đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của ông nhận được nhiều sự đồng cảm.
***
Tôi là Tống Quân, mới nghỉ hưu không lâu sau nhiều năm chật vật ở công sở. Trải qua vài chục năm làm việc, tôi nhận ra mỗi chúng ta phải đối mặt với vô số thách thức khác khau.
Khi bước vào nơi làm việc, bạn thực sự sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Bạn không chỉ phải đảm bảo hiệu quả và sản lượng công việc mà còn phải nắm vững các quy tắc sinh tồn ở chốn công sở. Có một số sự thật mà các nhà lãnh đạo không dạy, nhưng nếu hiểu được sớm, chúng ta có thể tránh được rắc rối.
01. Khả năng nói chuyện đôi khi còn quan trọng hơn khả năng làm việc
Nhiều vấn đề trong cuộc sống thực chất là vấn đề giữa các cá nhân. Mối quan hệ giữa con người chủ yếu dựa vào sự giao tiếp và đối thoại.
Ở nơi làm việc, việc nói chuyện cởi mở là điều cấm kỵ nhất. Nếu bạn nói sai, điều đó không chỉ làm hỏng mối quan hệ mà còn cả cơ hội. Những người mới bước chân vào thị trường lao động lúc đầu nghĩ rằng họ có thể giành chiến thắng bằng sự chân thành. Nhưng thực tế khác xa, một số lời nói có thể bị “tam sao thất bản” đến mức bạn không ngờ tới.
Một nhà tâm lý học từng nói: “Ở nơi làm việc, hay trong xã hội đương đại, khả năng quan trọng nhất là khả năng thể hiện bản thân”. Có năng lực là điều bắt buộc ở nơi làm việc, nhưng khả năng nói chuyện chắc chắn là một điểm cộng. Chỉ những người biết cách giao tiếp hiệu quả và giỏi diễn đạt hợp lý mới có thể sớm thành công.
02. Công ty thuê người không phải để lắng nghe vấn đề mà để giải quyết vấn đề
Có một cảnh trong bộ phim đình đám “A Rose Story”. Một nhân viên gặp khó khăn trong công việc và hoảng hốt hỏi lãnh đạo: “Giờ tôi phải làm sao?”.
Một câu nói đơn giản khiến người đứng đầu tức giận: “Tôi phải làm sao đây? Tôi trả tiền cho anh để đến đây, anh đến đây để hỏi tôi à? Tìm giải pháp, hiểu không?”.
Việc né tránh vấn đề một cách mù quáng và cố gắng đẩy chúng lên lãnh đạo sẽ chỉ gây rắc rối cho lãnh đạo và đồng nghiệp, thậm chí còn gây thiệt hại cho công ty. Những nhân viên có thể phát triển tốt ở nơi làm việc dựa trên năng lực của mình. Họ luôn chủ động phân tích và giải quyết vấn đề, chứ không phải là “bậc thầy đổ lỗi”.
Muốn có được địa vị, bạn phải đưa ra ý kiến của mình và để người lãnh đạo lựa chọn, hoặc tìm cách giải quyết vấn đề để có thể tiến bộ trong sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp.
03. Làm sai, bạn có thể phải trả giá đắt
Một nhân sự cấp cao từng chỉ ra rằng công ty không phải là trường học và không ai có nghĩa vụ phải dung túng cho nhân viên mắc sai lầm hết lần này đến lần khác.
Tôi có một đồng nghiệp đã bất cẩn trộn lẫn dữ liệu khi giao tiếp với khách hàng, kết quả là công ty bị tổn thất cả về tài chính lẫn danh tiếng. Lãnh đạo khi biết sự việc không hề tức giận mà chỉ yêu cầu anh tìm cách bù đắp lỗi lầm của mình.
Ngay khi mọi người tưởng rằng sự việc đã kết thúc, đồng nghiệp này cũng cảm thấy mình rất may mắn thì lệnh điều động được ban hành, đồng nghiệp này được điều động đến bộ phận hậu cần, rời xa vị trí nòng cốt.
Một số người có thể nghĩ rằng nơi làm việc thật tàn nhẫn, nhưng đây là sự thật. Không phải cấp trên của bạn khắc nghiệt, cũng không phải họ cố tình làm khó bạn mà chỉ là bạn đã làm sai và gây ra tổn thất. Họ sẽ chuyển bạn đến vị trí kém quan trọng trong công ty để tránh gây ra tổn thất.
Vì vậy, dù bạn làm việc ở đơn vị nào thì việc không ngừng hoàn thiện bản thân và kỹ năng là điều kiện tiên quyết để được thăng tiến.
05. Đừng nghe lời phàn nàn hay phàn nàn với bất cứ ai
Một số đồng nghiệp ở nơi làm việc của tôi suốt ngày thích buôn chuyện, phàn nàn rằng lương và đãi ngộ không tốt , cấp trên lại nóng tính.
Thời gian trôi qua, họ tràn đầy năng lượng tiêu cực. Họ cảm thấy mọi thứ ở nơi làm việc đều không tốt và bắt đầu phàn nàn cùng đồng nghiệp. Kết quả là hiệu quả hoạt động của đơn vị kém và họ có nguy cơ bị sa thải.
Bạn tôi từng nghĩ rằng, nếu bị sa thải, anh ấy có thể tìm được một công việc khác với mức thù lao cao hơn. Nhưng thực tế sau khi thất nghiệp, anh ta chật vật tìm việc, thất nghiệp hơn 2 tháng, đương nhiên công ty mới trả lương cũng không tốt bằng. Và anh ta nhận ra việc đi phàn nàn với đồng nghiệp về mức lương thật tai hại.
Ở nơi làm việc có rất nhiều người và có đủ loại người. Đừng chỉ nghe những lời tiêu cực từ người khác. Những đồng nghiệp suốt ngày phàn nàn có khuôn mẫu hạn chế. Chỉ bằng cách tránh xa họ và giữ cho đôi tai của bạn sạch sẽ, bạn mới có thể đi theo con đường của riêng mình.
06. Cho dù tài giỏi đến đâu, không có đồng đội sẽ khó thành công
Một chuyên gia cấp cao chia sẻ kinh nghiệm với tôi rằng: “Nơi làm việc không phải là chiến trường của một người. Đừng nghĩ rằng bạn có thể tạo ra sự đột phá một mình”.
Một số người đánh giá quá cao bản thân và cho rằng mình có thể tự mình giải quyết mọi vấn đề trong công việc. Xét về sức mạnh cá nhân thì không ai hơn mình. Kết quả là khi nói đến làm việc nhóm, tôi thấy mình không thể phát huy hết sức mạnh của mình, thậm chí còn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
07. Nếu bạn ngừng học tập, bạn sẽ bị sa thải dù học Đại học danh tiếng
Trong môi trường công sở thực tế, có rất nhiều điều không được dạy trên lớp và không được lãnh đạo dạy mà bạn phải tự tìm cách học.
Nhìn vào công nghệ AI hiện tại, có Chat GPT cực kỳ mạnh mẽ. Nếu không có khả năng học hỏi, bạn có thể bị đuổi ra khỏi nơi làm việc bởi vô số công nghệ mới và những người mới trong vài năm tới.
Một diễn giả nổi tiếng đã nói: “Học tập suốt đời là cách duy nhất để đấu tranh không ‘chết’ ở tuổi 30”. Con đường sự nghiệp tương lai của bạn sẽ đi đến đâu và bạn có thể đi được bao xa sẽ không phụ thuộc vào chứng chỉ học tập và bằng cấp bạn cầm trong tay mà phụ thuộc vào cách bạn sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân.
Khi người khác đang ngủ, hãy học tập và kiên trì. Chỉ khi đó mới có thể vượt qua các góc cua và nới rộng khoảng cách.
Theo Toutiao – Ứng Hà Chi–Đời sống & pháp luật