Tư duy quyết định đẳng cấp. Bởi vậy, muốn thay đổi vận mệnh, cần thay đổi từ chính tư duy.
Cái nghèo đáng sợ nhất không phải nghèo tiền bạc mà nghèo tư duy. Một người có tư duy nghèo sẽ rất khó thoát nghèo, có thể vừa đáng buồn vừa đáng thương. Muốn thoát cảnh khó khăn, bạn cần nâng cấp tư duy, gạt bỏ lối suy nghĩ độc hại.
Dưới đây là những tư duy thiển cận cần loại bỏ càng sớm càng tốt.
Tư duy 1: Muốn mọi thứ miễn phí
Nhiều người thường thích mọi thứ được miễn phí. Họ không tôn trọng sức lao động của người khác, không sẵn sàng trả tiền cho thành quả lao động của người khác, chẳng hạn như các sản phẩm, dịch vụ,…
Họ muốn tiết kiệm một vài đồng nhưng không nhận ra: Không có gì là miễn phí trên thế giới. Với những món hời hay những thứ miễn phí, tốt nhất là bạn đừng tham lam! Hãy cân nhắc cẩn trọng bởi rất có thể đó là cái bẫy lừa đảo.
Tư duy 2: Tâm lý nhạy cảm, tự cao
Nhiều người thường mù quáng cho rằng bản thân giỏi hơn người khác, có thể làm giàu nhờ vận may hoặc “đi cửa sau” bằng các mối quan hệ. Kiểu người này không thể đối mặt với chính mình, sống trong thế giới của mình. Thực sự họ chưa đủ trưởng thành.
Tư duy 3: Nhút nhát trong mọi việc và keo kiệt trong cuộc sống
Nhiều người khi làm việc thường có thái độ rụt rè, lo lắng quá: Sợ ánh mắt người khác, mất tự tin, không muốn bản thân thua người khác, không hòa đồng. Những đặc điểm này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn cả trong cuộc sống, khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng quý.
Bên cạnh đó, họ còn là người không được thoáng tính cho lắm, sống có phần tiết kiệm quá mức, hay suy diễn. Họ có thể lợi dụng người khác, là người nhỏ nhen nên rất khó để đổi vận, trở nên giàu sang.
Tư duy 4: Chỉ muốn đi tắt
Một số người có tư duy khi cho đi thứ gì đó, họ lập tức muốn nhận lại ngay lập tức. Họ muốn đi tắt, không quan tâm đến suy nghĩ, lợi ích của người khác, chỉ chăm chăm vào phần việc của mình. Họ có thể kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn nhưng cũng mất tiền rất nhanh.
Chẳng hạn họ tin tưởng vào đầu cơ, muốn làm giàu ngay sau một đêm. Nhưng thực tế chẳng có cách làm giàu nào mà không cần bỏ trí tuệ, công sức.
Tư duy 5: Tự hạn chế mọi khả năng
Sự mệt mỏi khi quyết định là một khái niệm trong kinh tế học hành vi. Khái niệm này chỉ rõ, càng đưa ra nhiều quyết định trong thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, họ dường như không còn sức để đánh giá ưu nhược điểm của một vấn đề, dẫn đến giải quyết nhiều vấn đề mang tính ngẫu hứng.
Chẳng hạn như khi đi mua nhà, người bình thường sẽ chỉ chú trọng vào giá cả vì quen với việc so sánh giá khi mua thứ gì đó. Bởi vậy, họ chọn nhà có giá trị thấp, bất chấp những yếu tố chưa hợp lý.
Đây là cốt lõi của một kiểu “tư duy nghèo”. Như khi mua nhà mà có những hạng mục chưa hợp lý, dù giá trị bỏ ra thấp nhất, họ cũng sẽ mất tiền sửa chữa. Rất có thể, họ chẳng tiết kiệm được bao nhiêu mà còn lãng phí thêm tiền bạc. Nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, rất có thể bạn sẽ bỏ qua nhiều cơ hội tốt hơn.
Tư duy 6: An phận và không chấp nhận rủi ro
Nhiều người nghĩ rằng mọi việc ổn định sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc,… luôn xảy ra bất ngờ, có thể huỷ hoại cuộc đời mỗi chúng ta. Nếu bạn không chuẩn bị tiền bạc, tinh thần thì chẳng có gì gọi là an toàn.
Nhiều người luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra. Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại, từ đó mất tự tin và không chấp nhận rủi ro.
Theo Ứng Hà Chi–Phụ nữ số