Đến tuổi trung nhiên, kinh nghiệm sống mấy chục năm sẽ giúp bạn có thể nhìn thấu lòng người, biết người nên kết giao, tránh kẻ lợi dụng.
Mỗi một ngày mà chúng ta đang sống, cho dù là đúng hay sai thì đều không thể quay trở lại được. Do đó, nếu muốn quãng đời còn lại sống một cuộc đời yên ấm, hạnh phúc thì trong mỗi một giai đoạn tuổi tác khác nhau, hãy học cách nhìn rõ một vài chuyện, tránh xa một vài người.
Khi đến tuổi trung niên, ai cũng trên phải phụng dưỡng cha mẹ, dưới cần nuôi dạy con cái, chăm chỉ, cần mẫn để sống quả thật không dễ dàng chút nào. Như vậy, ở độ tuổi “hoang mang” này, điều mà thực tế chúng ta thiếu nhiều nhất chính là tiền.
Nhiều người cảm thấy thật khó khi nói chuyện về tiền, nói nhiều về tiền sẽ làm tổn thương tình cảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, càng có tiền, cuộc sống của bạn càng thoải mái. Mối quan hệ càng đẹp thì càng cần nhiều tiền để duy trì nó.
Vì thế, áp lực của người trung niên là rất lớn và 99% là liên quan đến tiền bạc.
Có những người bám lấy bạn và đối xử tốt với bạn không phải vì bạn tốt mà vì tiền của bạn. Ở tuổi trung niên, trách nhiệm lớn nhất của chúng ta là bảo vệ tiền của chính mình. Dù bạn có bao nhiêu tiền cũng không được hoang phí cho những người không đáng, nếu không bạn chỉ mất nhiều hơn được mà thôi.
Người ở tuổi trung niên đã có vốn sống nhất định, có thể nhận biết được lòng người, vì thế cần sáng suốt lựa chọn người nào nên kết thâm giao, tránh xa 5 kiểu người “phá hỏng” con đường kiếm tiền:
1. Người bất tín
Ai cũng phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình, nói được mà không làm được là thất tín. Ở bên cạnh những người như vậy, bạn thường bị bất an, thiếu tin tưởng. Những người nói một đằng làm một nẻo nhất định phải tuyệt giao.
Những người cố tình nói ngon nói ngọt lừa gạt người khác, “xanh vỏ đỏ lòng”, chắc chắn có ý đồ xấu, không sớm thì muộn cũng ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của bạn. Những kẻ nói không đi đôi với làm, nên tuyệt giao vẫn hơn.
2. Người vô ơn
Lẽ thường ở đời, có vay có trả. Bậc quân tử nhận sự giúp đỡ 1, sẽ trả lại 10. Ngược lại với đó chính là kẻ tiểu nhân, thản nhiên nhận ân huệ nhưng không bao giờ có suy nghĩ báo đáp ân nhân.
Một số người thản nhiên đòi hỏi người khác giúp đỡ, không những ko trả ơn mà còn lấy oán báo ơn. Mối quan hệ cuả họ với đa số người khác chỉ là lợi dụng, nhờ vả mà không có tình cảm. Sau khi đạt được mục đích, họ sẽ “vắt chanh bỏ vỏ”.
“Người biết báo ân cũng là bậc hiền nhân”. Con người ta có thể nghèo nhưng nhất định không bao giờ được sống vô ơn. Vì đó là điểm cơ bản nhất của việc làm người.
Trong cuộc đời, dù bạn 40 hay 50 tuổi , bạn cũng hiểu ai là tri kỉ, ai chỉ là khách qua đường. Do đó, hãy làm bạn tốt của quý nhân và tránh xa những kẻ sẽ mang lại tai họa cho mình.
3. Người hay lợi dụng
Người ở độ tuổi 40, vốn sống tích lũy mấy chục năm cũng ít nhất giúp bạn có thể phân biệt đúng sai, biết cách đối nhân xử thế. Từ đó, bản thân có thể dễ dàng nhận ra những kẻ so đo tính toán.
Đó là những người nịnh bợ khi thấy bạn có giá trị lợi dụng. Nhưng khi bạn gặp khó khăn, họ sẽ quay đi coi như không quen biết, thậm chí còn nhân cơ hội đổ thêm dầu vào lửa. Loại người này là loại đáng hận nhất, cố gắng tránh xa càng sớm càng tốt.
Bởi một khi xảy ra xung đột về lợi ích, họ sẽ lập tức trở mặt. Trong mắt của Khổng Tử, họ chính là những kẻ tiểu nhân “chuyên vụ lợi”. Những kẻ tiểu nhân họ cho rằng, thế giới này chỉ có lợi ích là mãi mão. Bạn bè đối với họ chỉ là công cụ mưu lợi.
4. Người hay tính toán thiệt hơn
Người có phúc không cần toan tính, người vô phúc tính toán cũng bằng không. Ảnh: Internet
Không chỉ là chuyện tiền nong, có những người không chấp nhận ai làm lãng phí thời gian của họ, nhưng lại không ghi nhận công lao của người khác.
Họ đa phần thiếu sự đồng cảm và thấu hiểu, không biết bao dung. Nội tâm chỉ quan tâm chính mình, không dễ dàng tha thứ cho sai lầm của người khác. Họ là những người theo chủ nghĩa vị kỷ. Loại người này không đáng tin cậy, lúc nhờ vả người khác thì nài nỉ, người khác nhờ vả lại nhất định sẽ từ chối.
Đương nhiên, họ chỉ dám ăn hiếp kẻ yếu thôi, không dám đụng vào kẻ mạnh. Vì vậy để thoát khỏi những người như thế thì cần phải nâng cao sức mạnh của bản thân, nâng cao lòng tự trọng và dứt khoát buông bỏ để tránh hậu họa sau này.
5. Kiểu người “Tôi là vậy đấy”
Nhiều người thường làm tổn thương người khác khi nói chuyện, rồi lấy cớ “Tính cách tôi có chút thẳng thắn” để bao biện. Loại người này, trông có vẻ “tính cách thẳng thắn”, trên thực tế là người vô cùng ích kỷ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác.
Rõ ràng có thể nói lời dễ nghe hơn, nhưng lại càng muốn tuôn ra lời lẽ thâm độc. Họ thích bắt đầu câu chuyện kiểu “Ngại quá, tôi nói thẳng cậu đừng để bụng nhé…”. Trong đầu thì đang nghĩ thầm: “Tôi có thể chửi cậu, nhưng cậu chửi lại tôi là không phải phép đâu.”
Họ thực chất là kẻ ích kỷ, luôn cho mình là đúng, chưa bao giờ nghĩ đến việc người nghe có tiếp nhận hay không, xâm phạm sự riêng tư cũng như sự nhạy cảm của người khác.
Trong những mối quan hệ, chúng ta không nhất thiết phải làm người mà ai ai cũng yêu mến, nhưng ít nhất phải làm người không để bị ai ghét. Học được cách kiềm chế bản thân, đặt người khác ở trong lòng, chính là chúng ta đã xây dựng được nền tảng cơ bản cho những mối quan hệ tốt đẹp.
Theo Aboluowang-Lưu Ly–Thể thao & văn hoá