Khi đã già và tóc đã bạc, điều gì khiến bạn tiếc nuối nhất khi nhìn lại mọi chuyện đã qua?
Bronnie Ware, người phụ nữ chuyên chăm sóc những người hấp hối đã viết nên cuốn sách “Năm điều hối tiếc hàng đầu của người hấp hối”. Cô chỉ ra những điều hối tiếc lớn nhất của phần đông mọi người khi về già mà cô đã được trực tiếp lắng nghe.
Hãy đọc và cảm nhận, biết đâu bạn sẽ có cách nhìn khác về cuộc sống hiện tại và kịp thời thay đổi nó.
Tôi ước mình có can đảm sống như cách bản thân mong muốn, không phải cuộc sống người khác mong đợi.
Những gì người khác kỳ vọng về bạn thực chất với bạn có ý nghĩa gì? Làm thế nào bạn có thể tăng thêm can đảm để sống một cuộc đời đúng với chính mình? Cuộc sống đó thế nào?
Một nghiên cứu của tiến sĩ Laura King yêu cầu người tham gia viết về bản thân tốt nhất có thể trong tương lai, nơi họ đạt được mọi thứ mong muốn, sau khi làm việc chăm chỉ.
Kết quả cho thấy, sau 5 tháng, những người viết theo yêu cầu trong 20 phút mỗi ngày, suốt bốn ngày liên tiếp, cải thiện tâm trạng, giảm bệnh tật hơn. Một phân tích tổng hợp của 28 nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài tập tương tự này là một biện pháp can thiệp hiệu quả để cải thiện sức khỏe.
Hối tiếc vì đã không tử tế với cơ thể của mình
“Cơ thể là vốn làm cách mạng”, câu này sẽ không bao giờ lỗi thời. Nhiều người đánh đổi cơ thể mình lấy mọi thứ trước 60 tuổi, để rồi sau 60 tuổi, họ đánh đổi mọi thứ để lấy lại sức khỏe.
Trên đời không có gì quan trọng hơn sức khỏe của bản thân, không có một cơ thể khỏe mạnh, có sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ đồng thì cũng đã sao?
Lý do khiến chúng ta ngưỡng mộ những người trẻ là vì khi còn trẻ, chúng ta có thể hối hận và thay đổi bất cứ lúc nào, nhưng một khi đã già, có rất nhiều thứ không thể thay đổi được.
Vì vậy, khi còn trẻ, làm hết mình, chơi hết mình nhưng cũng đừng ngó lơ sức khỏe, đừng để bản thân phải ngồi đó thở dài khi tuổi già sức yếu.
Hối tiếc vì đã không làm việc chăm chỉ khi còn trẻ
Có một câu nói như này: Trẻ không làm, già ăn bám. Quãng thời gian tươi đẹp của tuổi trẻ thường trôi qua rất nhanh, khi chợt tỉnh giấc, nhìn mái tóc bạc, mới nhận ra mình chẳng đạt được gì.
Hầu hết mọi người đều sống theo đám đông, khi người khác học thì mình cũng học, người khác làm thì mình cũng làm, người khác giải trí thì mình cũng giải trí.
Để có được thứ mà người khác không có, bạn phải trả một cái giá mà người khác sẽ không trả, đặc biệt là khi bạn còn trẻ.
Vì vậy, khi vẫn còn thời gian, năng lượng và thể lực để làm việc chăm chỉ, hãy lập một kế hoạch thiết thực càng sớm càng tốt, và sau đó bắt đầu từng bước một hiện thực hóa nó, ông Trời sẽ không phụ kẻ có công.
Hãy nắm bắt hiện tại, trân trọng từng khoảnh khắc và làm những gì bạn cần làm khi còn trẻ!
Tôi ước đã không làm việc chăm chỉ như vậy
Trái ngược với những người lười biếng, đôi khi quá chăm chỉ cũng khiến bạn thiệt thòi. Trung bình một người dành 90.000 giờ trong đời để làm việc. Bạn có đang làm việc quá sức hay làm việc không mang lại ý nghĩa như mong muốn.
Có người hối hận vì lười biếng, nhưng cũng có người hối tiếc vì làm việc quá chăm chỉ để rồi không tận hưởng được hạnh phúc
Nghiên cứu về lý thuyết quyền tự quyết cho thấy những người thực sự yêu thích công việc của họ có xu hướng có một số thứ: sự liên quan (họ cảm thấy được kết nối và có cảm giác thuộc về nơi làm việc), quyền tự chủ (họ cảm thấy tự do thực hiện các ý tưởng đổi mới), quyền làm chủ (họ tin rằng họ đang cải thiện bản thân) và mục đích (công việc của họ phù hợp với những gì họ tin là có ý nghĩa cá nhân).
Hầu hết những người bày tỏ sự hối tiếc này là những người đàn ông thuộc thế hệ cũ, những người dành nhiều thời gian cho công việc hơn làm việc họ yêu thích.
Hối hận vì không để con tự do phát triển
Con cái là sự tiếp nối cuộc sống của cha mẹ và là sự tiếp nối của những hy vọng. Nhiều người có thể làm mọi thứ vì con cái.
Nhưng mong muốn con trai thành rồng, con gái thành phượng hoàng có thể chỉ là mong ước đơn phương của cha mẹ, đối với con cái, chúng có thể chỉ muốn trở thành những người bình thường hạnh phúc và giản dị.
Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ dùng đến sự ép buộc, giám sát, thậm chí là đánh mắng để ép con phát triển theo con đường của mình.
Nhưng sau cùng, hầu hết các bậc cha mẹ đều phải hụt hẫng khi đối diện với thực tế, chỉ có một số được gọi là “thành tài”, nhưng tuổi thơ ấu sống dưới cái bóng của cha mẹ, sống theo ao ước của cha mẹ thì đã mãi mãi trở thành điều mà con cái họ muốn quên nhất.
Theo Nguyễn Phượng–Thể thao & Văn hoá