Nhiều người có thể không nhận ra rằng chính những thói quen và tư duy tiêu cực đang kìm hãm sự phát triển cá nhân và tài chính của mình. Thực tế, việc hiểu rõ những dấu hiệu này không chỉ giúp bạn nhận diện vấn đề mà còn tạo ra cơ hội để thay đổi.
1. Không muốn làm việc
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của “virus nghèo khó” là sự thiếu động lực trong công việc. Trên thực tế, một người không muốn làm việc chắc chắn sẽ nghèo. Ít nhất một nửa số người ở nơi làm việc có ý tưởng này vào sáng thứ Hai, thậm chí một số còn xin nghỉ phép. Những người như vậy lương khá “bèo bọt” nhưng vì sĩ diện họ lại đi rêu rao rằng bản thân kiếm được vài chục triệu mỗi tháng. Khi bạn đánh lừa công việc của mình, công việc của bạn sẽ đánh lừa bạn. Và nó sẽ tạo thành một thói quen.
Để khắc phục tình trạng này, việc tìm ra nguyên nhân gây ra sự chán nản là rất quan trọng. Có thể là do áp lực công việc quá lớn, môi trường làm việc không phù hợp hoặc thiếu sự phát triển cá nhân. Đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng, tìm kiếm công việc phù hợp hơn hoặc phát triển kỹ năng mới có thể là những giải pháp hữu hiệu để khôi phục động lực.
2. Không quan tâm đến bất kỳ điều gì
Khi bạn không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, từ việc đi xem phim với bạn bè đến việc ăn tối với đồng nghiệp, bạn có thể đang rơi vào trạng thái chán nản. Sự thờ ơ này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Khi không có gì khiến bạn hứng thú, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và tinh thần của bạn sẽ đi xuống.
Để thay đổi tình trạng này, việc tham gia vào các hoạt động xã hội có thể giúp tái tạo hứng thú cho bạn. Hãy thử tham gia câu lạc bộ thể thao, lớp học nghệ thuật hoặc các hoạt động tình nguyện để tìm lại niềm vui và sự kết nối với mọi người.
3. Thói quen phụ thuộc vào người khác
Khi bạn không kiểm soát được cuộc sống của mình, người khác sẽ kiểm soát bạn. Một thói quen nghiêm trọng là phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ hoặc người khác.
Nếu trong suốt thời thơ ấu, bạn thường nghe những điều như: “Chúng ta không đủ tiền mua thứ đó”, “Chúng ta phải gắn bó với công việc của mình”, hay “Chúng ta không in được tiền”… thì sự giới hạn và nghèo khó đi vào tiềm thức của bạn. Niềm tin, bao gồm cả những gì chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ, ảnh hưởng đến cách tiếp cận công việc, mua sắm và lối sống của chúng ta.
Giới hạn và thiếu thốn trong thời thơ ấu khiến một người có xu hướng cảm thấy căng thẳng. Những nhiệm vụ đơn giản đối với họ cũng trở nên khó khăn hơn so với người khác, thậm chí trở ngại nhỏ cũng có thể khiến họ cảm thấy thiếu động lực để phấn đấu. Và tất nhiên, không thành công đồng nghĩa với việc người đó sẽ nghèo khó.
Để xây dựng sự độc lập tài chính, bạn cần nhận diện mối liên hệ này và bắt đầu thay đổi. Lập kế hoạch ngân sách, tìm kiếm nguồn thu nhập riêng và học cách quản lý tài chính là những bước quan trọng để thoát khỏi sự phụ thuộc.
4. Sắp xếp sai thứ tự ưu tiên
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về nghèo đói thấy rằng khi một người rơi vào tình trạng tài chính tồi tệ, họ thường cố gắng thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ. Người nghèo ở Mỹ thường dùng tiền phúc lợi xã hội để mua bít tết và tôm hùm. Người thu nhập thấp ở Morocco sẵn sàng ăn bánh mì và trà ngọt để mua đầu đĩa DVD và có truyền hình cáp.
Một người nghĩ mình nghèo thường cảm thấy mình kém so với người khác. Để chứng minh mình cũng “không đến nỗi nào”, họ mua những món quà đắt tiền, đãi khách bằng số tiền cuối cùng và mua trả góp điện thoại thông minh trong 3 năm. Việc xếp các ưu tiên sai vị trí không chỉ làm tình hình tài chính trở nên tồi tệ hơn mà còn dẫn đến căng thẳng và lo âu.
Để cải thiện tình hình, bạn cần phân tích hành vi chi tiêu của mình và đặt ra các ưu tiên tài chính hợp lý. Quản lý ngân sách thông minh và đầu tư vào những thứ thực sự cần thiết sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn.
5. Không thể chấp nhận sự thật
Điều này rất phổ biến ở nam giới và phụ nữ sau 30 tuổi. Vì họ luôn đặt tôn nghiêm của bản thân lên hàng đầu. Do đó, nhiều người chi tiêu không phải vì bản thân mà vì sợ bị người khác đánh giá. Họ vay tiền để tổ chức đám cưới, hoặc bỏ ra số tiền bằng 3 tháng lương chỉ để mua một chiếc váy cưới mặc một lần trong đời.
Bạn có lẽ không biết rằng, trong hôn lễ của mình, nữ diễn viên Keira Knightley mặc chiếc váy mà có đã có từ 5 năm trước, nó cũng từng được cô mặc đi các sự kiện. Sau đó, không có gì xấu xảy ra với cô cả, người thân vẫn vui vẻ và hàng xóm vẫn chào hỏi cô mỗi sáng. Không có gì sai khi tổ chức một đám cưới xa xỉ, cũng như mua sắm đắt tiền nếu bạn có đủ khả năng. Nhưng nếu một gia đình tiêu tất cả tiền tiết kiệm của họ trong một ngày hoặc mắc nợ chỉ để “giữ thể diện”, thì đó là dấu hiệu của một suy nghĩ nghèo nàn
Tóm lại, điều quan trọng là nhận ra rằng sự chấp nhận bản thân và tài chính hiện tại chính là chìa khóa để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn. Hãy đưa ra những lựa chọn hợp lý cho việc chi tiêu, đồng thời tìm cách cải thiện tình hình tài chính mà không cảm thấy áp lực từ bên ngoài.
(Tổng hợp)-Trang Đào-Theo Đời sống pháp luật