Đừng vì sự không tốt của người khác làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Cũng đừng vì không vừa ý với hoàn cảnh bên ngoài mà khiến cho bản thân mất đi hạnh phúc…
Câu chuyện 1:
Một ông lão thường đến cửa hàng để mua báo và nhân viên phục vụ luôn tỏ ra ngạo mạn thô lỗ. Người bạn hỏi ông lão: “Vì sao bạn không đến mua báo ở cửa hàng khác?”
Ông lão cười đáp: “Vì tức giận anh ta, tôi lại phải đi thêm một đoạn đường nữa, vừa tốn thời gian mà lại tăng thêm phiền toái. Người phục phụ có thái độ không tốt, đó là vấn đề của anh ta. Vậy thì vì sao tôi lại phải thay đổi tâm tình của mình chỉ vì anh ta?”
Cảm ngộ: Đừng vì sự không tốt của người khác ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Đừng vì không vừa ý với hoàn cảnh bên ngoài mà khiến bản thân mất đi hạnh phúc.
Câu chuyện 2:
Có người hỏi: “Cái danh ‘phiền trì’ là ai lấy được?” Người còn lại trả lời: “Là Khổng Tử lấy được”.
Người kia lại hỏi: “Cái danh ‘phiền khoái’ là ai đã lấy được?” Người kia trả lời: “Là hoàng đế Hán Cao Tổ lấy được”.
Người kia lại hỏi tiếp: “Vậy danh tiếng ‘phiền muộn’ là ai lấy?”
Người kia trả lời: “Là tôi đã lấy được”.
Cảm ngộ: Có cái gọi là tự tìm phiền não, cũng có cái gọi lại buồn lo vô cớ. Mọi sự việc trên thế gian vốn đã được định trước. Cho nên, đừng vì dục vọng của bản thân mà tự tìm phiền não. Chỉ khi chúng ta biết đủ và làm tốt những việc cần làm thì sẽ không có phiền não. Cho nên, hạnh phúc rất đơn giản là hài lòng và thỏa mãn với những gì chúng ta đang có.
Câu chuyện 3:
Chuột và ong vàng kết nghĩa huynh đệ. Chúng đã mời một vị tú tài đến làm chứng. Vị tú tài bất đắc dĩ phải đi và trở thành nhân vật thứ 3.
Một người bạn hỏi anh: “Lão huynh, vì sao anh lại cam tâm đứng sau lũ chuột?” Vị tú tài trả lời: “Hai con vật đó, một con có thể khoan đục, một con có thể tiêm chích, tôi buộc lòng phải nhượng bộ cho chúng”.
Cảm nhận: Đừng đắc tội với kẻ tiểu nhân, bởi vì kẻ tiểu nhân sẽ bám theo bạn không rời, ở sau lưng thọc gậy bánh xe, nghĩ trăm phương ngàn kế để mưu hại. Đến một độ tuổi nhất định thì bạn cần phải xa rời kẻ tiểu nhân, kết giao với nhiều bạn tốt.
Câu chuyện 4:
Có một nhóm người đãi vàng đi trên sa mạc. Tất cả mọi người đều bước đi nặng nề, trông dáng vẻ rất thống khổ. Trong số đó chỉ có một người là bước đi một cách vui vẻ.
Người khác hỏi: “Sao anh lại cảm thấy thoải mái thế?”
Người này trả lời: “Bởi vì tôi mang theo ít đồ vật nhất”.
Cảm ngộ: Hóa ra hạnh phúc thật đơn giản, có được một chút là đủ rồi.
Câu chuyện 5:
Khi cái cốc chứa đầy sữa bò, mọi người sẽ nói đây là sữa bò. Khi cái cốc chứa đầy dầu, mọi người sẽ chỉ vào cốc và nói đây là dầu. Chỉ khi không chứa gì, mọi người mới nhìn đến chiếc cốc.
Cảm ngộ: Khi trong đầu chúng ta chứa đầy kinh nghiệm, tài phú, quyền thế, thành tựu cùng thành kiến, chính là lúc chúng ta không phải là chính mình.
Khi đến độ tuổi nhất định, một người nếu không để trong lòng những gì gọi là tiền tài địa vị và trở về với bản nguyên sinh mệnh thì mới có thể làm một người vui vẻ hạnh phúc thật sự.
Theo Vision Times–San San biên dịch