Chuyên gia khuyến cáo nếu bạn không biết cách sử dụng chảo chống dính sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chảo chống dính chính là vật dụng gần như không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình hiện đại. Ngoài việc chế biến được nhiều món ăn, vật dụng này còn mang lại rất nhiều lợi ích như hạn chế được lượng dầu mỡ khi chiên, tiết kiệm nhiên liệu, thời gian nấu ăn, dễ dàng vệ sinh…do đó được nhiều chị em nội trợ tin dùng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chảo chống dính không tốt cho sức khỏe vì lớp phủ trên bề mặt chảo có chứa Ammonium Perfluorooctanoate (PFOA) – là một chất có thể gây ung thư khi sử dụng để nấu ăn. Vậy ý kiến này là đúng hay sai? Điều này đã được các chuyên gia lý giải.
Lớp phủ chống dính có thực sự độc hại không?
Khi nấu ăn, thức ăn không bị dính chảo nhờ có lớp phủ chống dính. Chất liệu chính của lớp phủ này chính là polytetraethylene, thường được gọi là Teflon. Trong những năm gần đây, Teflon được coi là chất độc không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng trên thực tế, dưới 300 – 400ºC, loại chất này sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi hay giải phóng các chất độc hại nào.
Ngoài ra, việc vô tình ăn phải một lượng nhỏ lớp phủ trong trường hợp chảo bị bong tróc sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ được đào thải ra ngoài hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên tiếp tục sử dụng các loại chảo chống dính đã bị bong lớp phủ, một mặt thức ăn dễ bám vào chảo và không dễ làm sạch, mặt khác có thể tránh tiêu thụ phải lớp chống dính này.
Do đó, nếu chúng ta sử dụng chảo đúng cách thì sẽ không có bất kỳ tác hại nào đối với cơ thể con người. Khi nấu ăn, nên tránh 5 cách dùng này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.
5 cách dùng chảo chống dính gây hại cho sức khỏe
- Nấu ăn ở nhiệt độ quá cao
Khi nhiệt độ của chảo chống dính vượt quá 260 ° C, lớp phủ sẽ dần mất ổn định. Nếu bạn tiếp nấu ăn lúc này, nhiệt độ của nồi sẽ sớm vượt quá 350 ° C, đây là mức nhiệt phân hủy của polytetraetylen, có thể tạo ra các chất rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Ở nhiệt độ này, polytetraetylen sẽ phân hủy fluorophosgene tạo khí có hại. Một liều lượng nhất định của chất này sẽ kích thích da và đường hô hấp, đồng thời có thể gây ra khí phế thũng. Do đó, bạn cần lưu ý không nên dùng chảo ở nhiệt quá cao khi chế biến đồ ăn để bảo vệ lớp chống dính và tránh gây hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh chảo bằng miếng rửa kim loại
Chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại sẽ khiến bề mặt chảo bị trầy xước, lớp chống dính bị bong tróc làm chảo nhanh hỏng và khiến chất độc dễ ngấm vào thức ăn. Tốt nhất nên dùng miếng vải hoặc miếng rửa có chất liệu mềm mại hơn để lau chùi chảo.
Bên cạnh đó, trong quá trình nấu nướng các bà nội trợ cũng nên lưu ý tránh sử dụng đũa hoặc thìa kim loại. Điều này cũng sẽ khiến lớp chống dính bị trầy xước, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy dùng thìa hoặc đũa bằng gỗ để không gây tổn hại bề mặt chảo, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho chảo chống dính.
- Rửa chảo khi còn quá nóng
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến chảo bị biến dạng và đẩy nhanh quá trình bong tróc lớp chống dính. Vì vậy, nên để chảo nguội mới tiến hành vệ sinh. Nếu các vết bẩn khó rửa, bạn cần chờ chảo nguội và ngâm trong nước khoảng 30 phút trước khi rửa. Tuy nhiên, chớ nên ngâm chảo quá lâu và cần phải vệ sinh ngay sau khi chảo nguội để tránh cặn thức ăn bám vào thời gian dài, khó vệ sinh.
4. Nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
Đây là một trong những sai lầm mà không ít người nội trợ thường hay mắc phải khi nấu nướng. Việc nêm mắm, muối trực tiếp vào khi chảo đang nóng sẽ khiến lớp chống dính bị rỗ lên nhanh chóng, làm giảm khả năng chống dính và tuổi thọ của chảo.
- Vẫn sử dụng khi hỏng lớp chống dính
Thông thường, có thể sử dụng chảo từ 1-2 năm hoặc 3 năm nếu bảo quản tốt. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, nếu thấy chảo chống dính bị xuống cấp, bề mặt chống dính bị bong tróc, hư hỏng thì tốt nhất, bạn nên cân nhắc mua chảo chống dính mới bởi lúc này chảo đã không còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
(Theo new.qq.com)-Ánh Lê-Theo Nhịp sống kinh tế