Có hàng loạt phương pháp nhằm giúp quản lý tài chính hiệu quả. Song, không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhiều người muốn vượt qua mức lương cố định và tạo ra nhiều tài sản cho riêng mình nhưng vì chưa hiểu rõ và bản chất cùng cách thức thực hiện nên họ dễ lầm đường lạc lối. Cuối cùng, kết quả của việc quản lý tài chính hầu như là… số tiền mất đi còn nhiều hơn kiếm được.
Muốn biết rõ hơn đó là gì, hãy đọc tiếp bài viết này!
1. Không siết chặt mọi khoản nợ trước khi tính toán đến việc đầu tư
Nếu bạn muốn quản lý tiền bạc, trước tiên hãy tự hỏi bản thân một điều: “Bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong một tháng?”.
Tiết kiệm là nền tảng cơ bản, nhưng nhiều người lại bận quản lý tài chính mà không có nền tảng tiết kiệm. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm tài chính, bạn sẽ phải trả lãi cho khoản nợ thẻ tín dụng trước khi bắt đầu mong muốn nhận được ưu đãi mà nó mang lại. Nhìn chung, bạn nên giải quyết các khoản nợ trước khi nghĩ tới những vấn đề khác.
2. Muốn đầu tư nhưng luôn mong ăn “xổi” lãi nhanh
Ưu điểm của đầu tư thường xuyên và cố định là có thể tích lũy của cải, đồng thời cũng có thể phân tán rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư kiểu này luôn mất thời gian. Nhưng, con người lại ít nhìn vào tiềm năng dài hạn mà luôn có xu hướng nhìn vào những thứ ngắn hạn. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu không thấy phát sinh lãi tăng lên ngay lập tức sau khi đầu tư, họ sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn và muốn chấm dứt việc đầu tư này tại thời điểm đó.
Đây là 1 tư duy vô cùng sai lầm.
3. Không biết cách quản lý tài chính
Nghe có vẻ hợp lý nhưng logic cơ bản của việc kiếm tiền là không bao giờ thoát khỏi nguyên tắc “mua thấp, bán cao”. Đây là lý do tại sao người bình thường không thể kiếm tiền.
Hãy ngừng hỏi bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, thay vào đó hãy tự hỏi bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
Tất nhiên, cách tiếp cận tốt nhất là các trường học nên bắt đầu giáo dục quản lý tài chính một cách có hệ thống ngay từ khi còn đi học. Bởi vì dù bạn học giỏi đến đâu, nếu không biết cách quản lý tiền, bạn vẫn sẽ rơi vào tình trạng không thể tiết kiệm được tiền.
4. Phụ thuộc vào thẻ tín dụng
Nhiều người gặp vấn đề về nợ thẻ tín dụng. Họ thường sẵn sàng quẹt thẻ để mua những gì họ thích rồi sau đó trả dần dần. Tuy nhiên, họ thường bỏ qua mức lãi suất định kỳ 20% trên thẻ tín dụng. Nó có vẻ giống như một thứ bạn mua với số tiền nhỏ, nhưng sau khi tính đến lãi suất định kỳ, nó thực sự đắt hơn nhiều. Nếu không nhanh chóng trả hết, bạn sẽ có cảm giác như chưa bao giờ được trả hết. Cứ như vậy, bạn sẽ luôn sống trong nợ nần mà không cách nào thoát ra nổi.
Theo Lam Anh–Theo PNS