“Mặc dù rửa bát chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng nhiều người trong chúng ta lại không biết rửa bát như thế nào!”
Chúng ta luôn phải làm một số công việc nhà trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ bao gồm lau sàn nhà, giặt quần áo mà còn một việc rất quan trọng đó là rửa bát!
Bát đĩa là thứ được chúng ta sử dụng hàng ngày vì vậy việc rửa sao cho sạch cũng là một vấn đề đáng để lưu tâm.
Người ta thường nói bệnh tật đến từ miệng, điều này là có cơ sở, thường xuyên ăn phải những thứ không sạch sẽ, độc hại sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, đặc biệt nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây hại, gây nên bệnh tật.
Vì vậy, mọi người khi vệ sinh mâm bát luôn đặc biệt chú ý, nếu chưa sạch, họ sẽ rửa hai lần, nếu có vết dầu thì thêm một ít chất tẩy rửa và rửa thật mạnh. Họ cho rằng như vậy là đủ và mâm bát sẽ sạch sẽ, nhưng thực tế là họ không biết bản thân đã mắc phải những quan niệm sai lầm về việc rửa bát đĩa, và việc này có thể gây hại cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình về lâu dài.
- Sử dụng quá nhiều nước rửa bát
Nhiều người có thói quen cho rất nhiều nước rửa bát trong mỗi lần rửa bát vì cho rằng càng nhiều sẽ càng sạch. Chúng ta cần hiểu rằng nước rửa chén thực ra cũng là một chất tẩy rửa và sản phẩm hóa học, chỉ là vì được dùng trong nhà bếp, nên sẽ không sử dụng chất tẩy mạnh như với những chất tẩy rửa thông thường khác.
Vậy cho nên, sử dụng ít hoặc không sử dụng nước rửa bát là điều cần thiết. Sử dụng nước rửa chén càng nhiều, khả năng tồn đọng lại chất tẩy rửa càng lớn.
Có những người sẽ bóp chất tẩy rửa trực tiếp lên bát đĩa, cách làm này sẽ dễ khiến làm tồn đọng lại lớp chất tẩy rửa dày hơn.
Vậy cho nên, nếu bạn có thói quen này, hãy thay đổi. Trước tiên, hãy tráng qua bát bằng một lượt nước máy, sau đó sử dụng nước rửa bát có chừng mực.
Cặn nước rửa chén bát nếu bám vào dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu đến con người, đặc biệt là nước rửa chén có chứa hoạt chất. Tiêu thụ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết và chuyển hóa hormone của con người, đặc biệt là estrogen!
- Bát đĩa để quá lâu không rửa
Nhiều người thích tự nấu cơm nhưng khi nhắc tới chuyện rửa bát, nó giống như một cực hình.
Rất nhiều người có thói quen ăn xong sẽ vứt bát đĩa ở đó rồi xả nước ra ngâm, nhanh thì nửa ngày, lâu thì để từ tối hôm trước tới tận trưa hôm sau.
Có những người thậm chí còn rửa bát theo tâm trạng, việc để mâm bát tới 2,3 ngày không rửa cũng là chuyện hết sức bình thường.
Trên thực tế, đây là một thói quen hết sức có hại.
Ngâm bát vào mùa đông không quá có hại, dù sao nhiệt độ vào mùa đông rất thấp, nhiệt độ nước cũng rất thấp, trong môi trường này, vi khuẩn phát triển tương đối chậm.
Nhưng vào mùa hè thì khác, nhiệt độ không khí nóng, nước nóng là môi trường mà vi khuẩn thích nhất, cặn thức ăn, dầu mỡ còn sót lại trên bát đĩa, đũa cũng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn, và là môi trường phát triển lý tưởng của chúng.
Vi khuẩn là một thứ rất rắc rối, cho dù có sử dụng nước rửa chén, bạn cũng không có cách nào đảm bảo rằng vi khuẩn còn sót lại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Hơn nữa, chỉ rửa bát đĩa bằng nước sạch cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi khuẩn này rất có thể sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa khi bạn sử dụng lại bộ đồ ăn.
Nếu vi khuẩn xâm nhập có hại hơn sẽ dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, khiến bạn nôn mửa, tiêu chảy.
Vậy cho nên, đừng để bát đũa quá lâu không rửa, đặc biệt vào mùa hè, hãy rửa mâm bát ngay sau khi ăn xong, vừa đảm bảo vệ sinh khu bếp, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Quá tiết kiệm nước
Nhiều người có thói quen xả một chậu nước, cho tất cả bát đĩa vào tráng một lượt rồi úp lên chạn bát thay vì mở vòi liên tục để tiết kiệm nước.
Tuy nhiên, thực tế là cách làm này không hề giúp bạn tiết kiệm chút nào, số tiền ít ỏi bạn tiết kiệm được sẽ không đủ để chữa bệnh cho bản thân!
Thói quen rửa bát tiết kiệm nước như vậy không thể rửa sạch bát đĩa, dầu mỡ xót lại trên bát đĩa sẽ ngấm vào nước, nước sạch vô hình chung trở thành nước bẩn, dùng nước bẩn để rửa bát, nghe đã không thấy logic.
Nhiều người chỉ rửa với một lần nước xả trong chậu mà không tráng lại một lần nữa với nước sạch, đây là một đòn kép, bát không những chưa sạch dầu mỡ, mà nước rửa bát cũng sẽ vẫn còn sót lại.
Sử dụng những chiếc bát, chiếc đũa được rửa hàng ngày theo cách đó, bạn có nghĩ mình ổn không?
- Rất lâu không chịu thay giẻ rửa bát
Giẻ rửa bát là trợ thủ đắc lực cho công việc này, nhưng nhiều người chỉ biết dùng mà không biết thay chúng thường xuyên.
Có những người sử dụng tới khi chúng mòn đi hoặc không thể sử dụng được nữa mới nghĩ tới chuyện thay.
Rủi ro về an toàn khi làm như vậy là tương đối cao, trước hết, bản thân những dụng cụ vệ sinh này, theo thời gian, sẽ sản sinh ra vi khuẩn và cặn thức ăn bám trên đó đủ để vi khuẩn phát triển mạnh trên miếng giẻ.
Lúc này nếu hàng ngày bạn phải dùng nó để rửa bát, dù có dùng nước máy để rửa thì việc vi khuẩn còn sót lại trong đó là điều khó tránh khỏi.
Vậy cho nên, tốt nhất bạn nên thay thế những dụng cụ vệ sinh này thường xuyên, đừng dùng chúng trong thời gian dài, đừng lo lắng về số tiền nhỏ phải bỏ ra cho chúng, bởi nếu không muốn bỏ ra một số tiền nhỏ, bạn có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền để chữa bệnh cho bản thân sau này.
Có rất nhiều người đang mắc phải những hiểu lầm về việc rửa bát này, mong rằng sau khi đọc được bài viết này, mọi người sẽ có ý thức cố gắng tránh rửa bát theo những cách này. Cách rửa bát đúng cách là tráng qua với một lượt nước sạch, sử dụng một lượng nhỏ chất tẩy rửa, dùng dụng cụ vệ sinh sạch để chà, và cuối cùng rửa kỹ lại bằng nước sạch!
Như Nguyễn-Theo Đời sống Pháp luật