Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Dưới đây là các món mà chúng ta ăn hàng ngày nhưng vô tình gây hại hoặc có lợi cho gan mà không hề biết.
Tránh xa “3 ngọt”
Sô cô la
Dù là người lớn hay trẻ em thì cũng ít ai cưỡng lại được sức hấp dẫn mà sô cô la mang lại. Đặc biệt, khi tâm trạng không tốt, nếu ăn 1-2 thanh sô cô la sẽ có tác dụng xoa dịu, cải thiện cảm xúc tiêu cực.
Thế nhưng, sô cô la chứa lượng lớn đường và calo, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, có thể khiến enzym tiêu hóa tiết ra quá nhiều, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, nó có thể làm tình trạng đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều sô cô la cũng có thể làm tăng quá trình trao đổi chất ở gan, đồng thời đường chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể rất dễ gây ra gan nhiễm mỡ.
Cây mía
Nước mía có vị ngọt rất ngon miệng. Mía còn giàu sắt, canxi, phốt pho, mangan, kẽm và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể khác. Bởi vậy, đây là loại cây được rất nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, người có gan không tốt thì không nên ăn mía. Bởi trong mía thường chứa nhiều đường saccarose. Sau khi đi vào cơ thể. đường saccarose rất dễ chuyển hóa thành chất béo, từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Không chỉ vậy, Tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể kích thích dây thần kinh giao cảm, khiến cho tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, dễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch.
Trà sữa
Nhiều người, đặc biệt là các bạn gái thường thích uống các đồ uống ngọt như trà sữa, nước hoa quả,..
Mặc dù việc mỗi ngày nạp một lượng đường nhất định sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng việc này cũng cần được kiểm soát. Đặc biệt là các loại đồ uống có chứa nhiều tinh bột thực vật sẽ làm giảm sự bài tiết nước và natri của cơ thể, tăng gánh nặng tổng hợp glycogen (một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose có vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể) trong gan. Điều này làm ảnh hưởng đến các chỉ số chức năng của gan, dẫn đến viêm gan và xơ gan.
“2 đắng” giúp bồi bổ gan
Mướp đắng
Mướp đắng còn được gọi là “rau quân tử”, ý chỉ dù xào, luộc, nấu với món gì thì trước sau như một vẫn có vị đắng, mà các món nấu cùng lại không bị đắng theo.
Y học cổ truyền cho rằng mướp đắng khi sống có tính lạnh, nấu rồi thì có tính ấm. Vì vậy, mùa hè ăn sống giúp thanh nhiệt giải hỏa, còn ăn chín có tác dụng dưỡng huyết bổ gan, nhuận tỳ bổ thận.
Khoa học đã chứng minh, chất có vị đắng trong mướp đắng giúp thúc đẩy quá trình bài tiết mật, giúp giải độc gan. Vì vậy, trong bữa ăn thường ngày hãy bổ sung thêm mướp đắng, có thể làm salad, mướp đắng trộn,… cho dễ ăn, bởi đây là loại quả rất có tác dụng trong viêc bảo vệ gan.
Thường xuyên uống trà đắng
Uống nước là một cách rất tốt để giữ gìn sức khỏe, không chỉ bổ sung chất lỏng cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn có lợi cho quá trình hấp thụ và loại bỏ chất thải của hệ tiêu hóa, nhờ vậy mà giảm tổn thương gan bởi các chất chuyển hóa và chất độc.
Để bảo vệ gan, hãy uống các loại trà thảo mộc vừa là dược liệu vừa là nước uống sau để dưỡng gan. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Hoa kim ngân: Nhuận tràng, giảm táo bón, ngă ngùa tắc nghẽn gan khí.
Thảo quyết minh: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất độc hại và ngăn chặn sự tích tụ chất thải trong gan.
Rễ ngưu bàng: Có tác dụng làm ấm và bổ cho các mô gan, tăng cường trao đổi chất, tổng hợp và nhiều chức năng khác của gan.
Hoa mộc (mộc tê, quế hoa): Giúp giảm mùi hôi miệng, đặc biệt là các vấn đề răng miệng do suy giảm chức năng gan.
Hoa cúc: Hỗ trợ gan thanh nhiệt giải độc, giảm nóng gan.
3 thói quen tốt để có lá gan khỏe mạnh
Ngủ đủ giấc và đúng khung giờ
Y học cổ truyền Trung Quốc chỉ ra, trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, máu sẽ đi qua gan và túi mật. Lúc này, cơ thể phải ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi, như vậy quá trình trao đổi chất và phục hồi của gan sẽ diễn ra thuận lợi. Những người không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài có thể dễ dẫn đến tình trạng nóng tính, dễ nổi cáu.
Thời gian tốt nhất để lên giường chuẩn bị ngủ là 10 giờ tối. Buổi tối không nên làm những công việc tổn hại sức lực của trí não, nếu làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài việc ngủ đủ vào ban đêm, ban ngày cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi hợp lý. Khi cơ thể mệt mỏi, có thể sắp xếp những giấc ngủ ngắn, ví dụ như ngủ trưa.
Ăn ít đồ dầu mỡ
Rất nhiều người thích ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, điển hình như gà rán, viên chiên,… Đặc biệt là các bạn trẻ tuổi.
Những món ăn này chỉ được nhai trong miệng vài phút, nghĩa là cảm giác sung sướng ngon miệng chỉ tồn tại trong vài phút ngắn ngủi, nhưng khi đã nuốt rồi thì gan mất những 3 giờ đồng hồ để phân giải chúng.
Tập thể dục phù hợp
Muốn có một lá gan khỏe mạnh, hãy xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên. Chú ý chọn những bài vận động toàn thân với cường độ thấp như chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, lên xuống cầu thang, chơi cầu lông, khiêu vũ, bơi lội, nhảy dây, Thái Cực Quyền,… Hãy kiên trì tập 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
Nguồn: Aboluowang-Thiên An-Theo Nhịp sống kinh tế